Phân biệt các nhóm cơ để tập luyện Yoga hiệu quả hơn.

 

1. Nhóm cơ cổ (Neck)

Nằm ở phần cổ của chúng ta,  cơ cổ gồm có nhiều nhóm cơ nhỏ khác nhau, chẳng hạn như: Sternohyoid, Sternothyroid, Omohyoid, Thyrohyoid. Các nhóm cơ này có chức năng giúp di chuyển và ổn định các xương sọ, thanh quản và khớp vai. Cơ cổ cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hô hấp, nuốt và nói.

nhóm cơ cổ

2. Nhóm cơ vai – shoulders hoặc Deltoid

Cơ vai là một nhóm cơ rất quan trọng trên cơ thể, nằm ở hai bên vai của chúng ta. Cơ vai giúp chúng ta di chuyển và xoay các khớp vai cũng như nâng cao sức mạnh và thẩm mỹ cho cơ thể. Khi tập luyện, bạn cần phải chú ý đến cường độ tập, tư thế tập và thời gian nghỉ ngơi cho cơ vai để tránh chấn thương và đạt hiệu quả cao nhất. Cơ vai gồm có ba nhóm cơ nhỏ là: cơ vai giữa hay cơ vai ngoài (Lateral fibers), cơ vai trước (Anterior fibers) và cơ vai sau (Posterior fibers).

nhóm cơ vai
Cơ vai là một nhóm cơ rất quan trọng trên cơ thể (Nguồn: Internet)

3. Nhóm cơ tay trước – Biceps

Cơ tay trước hay còn gọi là cơ nhị đầu, cơ chuột hay Biceps trong tiếng Anh, là một nhóm cơ rất quan trọng trên cơ thể. Cơ tay trước giúp tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh cho phần tay và vai, đặc biệt là ở nam giới. Khi tập luyện, bạn cần phải chọn lựa các bài tập phù hợp và điều chỉnh cường độ tập tạ cho cơ tay trước để tránh chấn thương và phát triển cơ tốt nhất. Cơ tay trước bao gồm 3 nhóm cơ nhỏ là: cơ tay trước ngoài (Brachialis) , cơ long head và short head – hai nhóm cơ nằm ở hai bên của cơ tay trước.

nhóm cơ tay trước
Cơ tay trước hay còn gọi là cơ nhị đầu, cơ chuột hay Biceps trong tiếng Anh (Nguồn: Internet)

4. Nhóm cơ tay sau – Triceps

Cơ tay sau, hay còn gọi là cơ tam đầu, cơ ba càng, hay Triceps trong tiếng Anh, là một nhóm cơ quan trọng trên cơ thể. Cơ tay sau nằm ở phía sau của cánh tay và giúp chúng ta duỗi và co các khớp tay. Cơ tay sau cũng làm cho phần tay trở nên săn chắc và đẹp mắt, đặc biệt là ở nam giới. Khi tập luyện, bạn cần phải chú ý đến các bài tập và cường độ tập cho cơ tay sau để kích thích sự phát triển của cơ và tránh chấn thương. Cơ tay sau gồm có 3 nhóm cơ nhỏ là: cơ tam đầu dài (Long head) – là phần cơ lớn nhất trong nhóm cơ tay sau; cơ tam đầu trung (Medial head) – nằm sát với cơ thể; và cơ tam đầu ngắn (Lateral head) – nằm xa hơn với cơ thể.

nhóm cơ tay sau
Cơ tay sau cũng làm cho phần tay trở nên săn chắc và đẹp mắt, đặc biệt là ở nam giới (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Kickfit là gì? Những điều cần biết khi tập kickfit

5. Nhóm cẳng tay – Forearms

Cẳng tay là một bộ phận cơ bắp quan trọng của cơ thể người, giúp chúng ta thực hiện nhiều hoạt động thể chất và sinh hoạt hằng ngày. Cẳng tay bao gồm các cơ nối từ cổ tay đến bàn tay, điều khiển các chuyển động của chi tay. Có ba nhóm cơ chính trong cẳng tay là: Brachioradialis nằm hướng về lòng bàn tay, vị trí phía trong cẳng tay; Flexor Carpi Ulnaris nằm ngay ngón tay cái và Extensor Carpi Ulnaris ở bên ngoài cẳng tay.

nhóm cơ cẳng tay
Cẳng tay là một bộ phận cơ bắp quan trọng của cơ thể người (Nguồn: Internet)

6. Nhóm cơ lưng – Backs

Cơ lưng là bộ phận cơ bắp lớn nhất trên cơ thể người, gồm nhiều cơ nhỏ xếp lớp lên nhau theo cách phức tạp. Có bốn nhóm cơ chủ yếu trong cơ lưng là cơ cầu vai (Trap), cơ xô (Lat), cơ lưng giữa (Middle Back), cơ lưng dưới (Lower back)

nhóm cơ lưng
Cơ lưng là bộ phận cơ bắp lớn nhất trên cơ thể (Nguồn: Internet)

7. Nhóm cơ ngực – Chest

Cơ ngực là một trong các nhóm cơ tập gym quan trọng trên cơ thể người, cần được chú ý khi tập luyện. Cơ ngực gồm hai nhóm cơ đối xứng ở hai bên ngực. Mỗi nhóm cơ lại chia thành cơ ngực trên và cơ ngực dưới. Các cơ này đều có vai trò trong các hoạt động thường ngày hay thể thao của bạn.

nhóm cơ ngực
Cơ ngực khá quan trọng đối với cơ thể (Nguồn: Internet)

8. Nhóm cơ bụng – Abs

Cơ bụng là một nhóm cơ bắp quan trọng trong thể hình, được nhiều người tập luyện chăm chỉ. Đây là nhóm cơ gồm nhiều cơ nhỏ nằm ở vùng bụng, tạo nên hình dáng đẹp cho cơ thể. Có ba nhóm cơ chủ yếu trong cơ bụng là: Cơ múi bụng (six pack) là nhóm cơ nổi bật nhất, gồm sáu hoặc tám múi bụng săn chắc, là mục tiêu của nhiều chàng trai. Các múi bụng được tạo ra bởi hai cơ lớn là Rectus Abdominis (ở phía trên) và Tendinous Inscriptions (ở phía dưới). Cơ liên sườn là hai nhóm cơ dài nằm hai bên sườn, ôm lấy các múi bụng bên trong. Cơ liên sườn gồm Serratus Anterior và External Oblique.

nhóm cơ bụng
Tập luyện cơ bụng thường là mối quan tâm hàng đầu của nam giới (Nguồn: Internet)

9. Nhóm cơ đùi – Thigh (Glutes, Quads, và Hamstring)

Cơ đùi là một nhóm cơ bắp to và mạnh trên cơ thể người, cần được quan tâm khi tập luyện. Cơ đùi không chỉ nằm ở phần đùi, mà còn bao gồm cả cơ mông, cơ đùi trước và cơ đùi sau. Các cơ này đều tham gia vào các chuyển động của chân và hông. Có bốn nhóm cơ chính trong cơ đùi là cơ mông (glutes), cơ đùi trước (Quads), cơ đùi sau (Hamstring), cơ đùi trong (Adductor).

nhóm cơ đùi
Cơ đùi là một nhóm cơ bắp to và mạnh (Nguồn: Internet)

10. Nhóm cơ bắp chân – Calves Hay Calf

Cơ bắp chân là một trong những nhóm cơ quan trọng nhất của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển và duy trì thăng bằng. Cơ bắp chân gồm có ba nhóm cơ chính: cơ bắp bắp chân (hay còn gọi là Gastrocnemius), nằm ở phía sau và trong của chân; cơ bắp bên ngoài chân (hay còn gọi là Peroneus), nằm ở phía ngoài và dưới của chân; và cơ bắp trước chân (hay còn gọi là Tibialis anterior), nằm ở phía trước và trên của chân.

nhóm cơ bắp chân
Cơ bắp chân giúp chúng ta di chuyển và duy trì thăng bằng (Nguồn: Internet)
ỨNG DỤNG VÀO  HATHA YOGA 

* Hiệu quả đốt mỡ của tư thế "cái ghế":

Tư thế "cái ghế" đòi hỏi rất nhiều sức mạnh ở vùng bụng và bạn sẽ cảm thấy rõ cơ đùi và cơ bụng được siết khi giữ động tác này.

Động tác tác động sâu vào phần cơ dọc của bụng, có thể tạo rãnh bụng săn chắc nếu duy trì tập luyện mỗi ngày. Thực hiện động tác kết hợp với việc hóp bụng sẽ giúp tư thế siết sâu hơn vào các nhóm cơ bụng.

Khi hạ thấp trọng tâm, cơ đùi, cẳng chân hoạt động để giữ nguyên tư thế, cảm nhận rõ các nhóm cơ đùi, bắp chân đang căng lên, có nghĩa là các nhóm cơ đang hoạt động. Từ đó cơ thể đốt mỡ ngay trong tư thế tĩnh.

Bạn vươn thẳng vai lên và giữ tư thế, phần bắp tay và vai khá căng, động tác siết mỡ giúp bắp tay dần thon gọn, săn chắc hơn.

Động tác Yoga mô phỏng cái ghế giúp siết mỡ bụng, săn chắc đùi hiệu quả - Ảnh 3.

Một động tác đơn giản nhưng tác động vào rất nhiều nhóm cơ trên cơ thể.

Nhìn có vẻ đơn giản nhưng động tác này lại căng toàn bộ cơ thể. Để giữ được tư thế này, bạn cần trụ vững hai chân và dùng cơ bụng để giữ cân bằng toàn bộ cơ thể.

Biến thể từ tư thế "cái ghế"

Từ tư thế "cái ghế" cơ bản, sau khi tập quen dần bạn có thể chuyển sang những động tác biến thể khác. Và đây là 2 trong số vài biến thể giúp siết sâu hơn các nhóm cơ của cơ thể.

* Tư thế "cái ghế vặn người":

Động tác Yoga mô phỏng cái ghế giúp siết mỡ bụng, săn chắc đùi hiệu quả - Ảnh 4.

Vẫn giữ tư thế "cái ghế" như cách cơ bản, sau đó giữ cơ thể cân bằng và hạ thấp trọng tâm. Hai tay chắp trước ngực, sau đó xoay người và áp tay xuống đùi, vặn người và cố gắng giữ tư thế này trong 15 - 20 giây. Chú ý đầu gối không vượt quá mũi chân để động tác tác động sâu vào các nhóm cơ trên cơ thể.

* Tư thế "cái ghế vắt chân":

Động tác Yoga mô phỏng cái ghế giúp siết mỡ bụng, săn chắc đùi hiệu quả - Ảnh 5.

Tư thế "cái ghế gác chân" là biến thể khó hơn nhiều có với động tác cơ bản. Xuất phát điểm vẫn là tư thế cơ bản nhưng hạ thấp trọng tâm, cố định cơ thể cân bằng. Sau đó vắt 1 chân lên đầu gối chân còn lại, vẫn giữ thẳng lưng và hóp bụng xuyên suốt quá trình tập. Động tác khó hơn nhiều khi phải giữ cơ thể cân bằng bằng 1 chân.

Plank là một tư thế giúp đốt mỡ và làm săn chắc cơ bụng hiêụ quả:



Các nhóm cơ cốt lõi mà TT plank tác động như sau:
TT Plank và các biến thế


 CÁC TƯ THẾ XOẠC NGANG - XOẠC DỌC 






Để thực hiện các tư thế xoạc cần chú ý những điều sau:

✅
Khớp háng là khớp hoạt dịch thuộc khớp chỏm, nối giữa xương chậu với xương đùi trong cơ thể người. Khớp chỏm là khớp di chuyển nhiều nhất trong cơ thể: gập-duỗi; dạng-khép; xoay vào-xoay ra.
Chính vì vậy khớp háng sẽ tham gia rất nhiều vào các hoạt động thường ngày cũng như trong Yoga, nên có 1 khớp háng linh hoạt sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta.

☘️
 Xoạc Dọc: là khi khớp háng sẽ là gập tại khớp ở chân trước (cơ duỗi hông, cơ mông lớn, cơ gân kheo giãn) và duỗi tại khớp ở chân sau (cơ gập hông, cơ thẳng đùi trên giãn). Khi xoạc dọc chúng ta cần:
- Ngồi thẳng và giữ cho 2 bên hông cân bằng.
- Hướng cơ thể hoàn toàn về trước, tránh bị lệch hông.
- Nghiêng người qua chân trước và cố ngồi xuống 1 bên mông chân trước.

☘️
 Xoạc Ngang: khi xoạc ngang khớp háng sẽ gập, dạng và xoay ra ở cả 2 chân (cơ đùi trong, cơ hình lê, cơ gân kheo, dây chằng chậu đùi, dây chằng mu đùi giãn, các nhóm cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ gập hông mềm cũng giúp nhiều cho xoạc ngang). Khi xoạc ngang, chúng ta nên:
- Giữ vững mông trên thảm và dạng chân ra theo sức, đầu gối thẳng, 2 bàn chân dựng đứng và chậm rãi gập người về trước (lưng luôn giữ thẳng, đẩy hông và rướn dài cột sống về trước, không gù lưng chạm đầu xuống thảm trong khi bụng vẫn chưa chạm sàn).

Biến thể của xoạc ngang - xoạc dọc từ tư thế ngồi chúng ta có thể chuyển sang xoạc nằm, quỳ hoặc đứng.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuỗi Bài Yoga Chữa Lành Luân Xa 5 Cổ Họng

Chuỗi Bài Chữa Lành Luân Xa 3 Hỗ Trợ Giảm Eo Và Cải Thiện Hệ Tiêu Hoá

Tác Động Tuyệt Vời Của Chuỗi Chào Mặt Trời Hatha Yoga