THỞ BỤNG 4 THỜI YOGA
Hít thở là phản xạ tự nhiên vô điều kiện của con người.nhưng không phải ai cũng biết cách thở để phát huy tối đa khả năng của cơ quan hô hấp. Đa số chúng ta thở không đúng cách, chúng ta thường thở nông và cạn, chỉ dùng cơ ngực và cơ vai trong lúc thở,chính vì vậy không khí không thể vào làm đầy hai lá phổi.
Theo cách thở thông thường,khi ta hít vào,thở ra…chúng ta chỉ dùng 1/3 hay một nữa thể tích của phổi,tức là ta chỉ sử dụng phần giữa và phần trên của phổi,còn phần dưới của cuống phổi và đáy phổi thì không hoạt động,vì vậy mà phổi của ta luôn luôn chứa đầy không khí cũ tồn đọng.
Với cách thở thụ động như trên,sẽ làm cho tế bào của ta luôn luôn thiếu dưỡng khí,và đương nhiên là tế bào sẽ bị lão hóa nhanh. Các chức năng tiêu hóa,chức năng loại bỏ các chất thải,các độc tố sẽ bị ngăn trở. Đó cũng là nguyên nhân phát sinh gây ra cảm lạnh và các bệnh thuộc về hô hấp.
Với một con người có sức khỏe bình thường, dung tích của phổi có sức chứa khoảng 5 lít không khí. Khi chúng ta hít vào, thở ra một cách thụ động ( tức là hít thở tự nhiên )thì có khoảng 3 lít không khí được lưu chuyển, như vậy sẽ còn 1 lít rưỡi đến 2 lít không khí không được lưu chuyển và nó sẽ nằm tù hãm trong phổi và hoàn toàn không được sử dụng đến.
Theo báo cáo của ngành Y khoa, lao phổi là do giảm sinh khí,do dưỡng khí không được cung cấp đầy đủ, vì vậy quá trình trao đổi không khí cần phải có một thời gian nhất định. Các nhà sinh lý học cho rằng một hơi thở tốt nên kéo dài khoảng 20 giây cho một lần hít vào,thở ra. Nếu ta thở nhanh quá hoặc cạn quá thì thời gian trao đổi khí quá ngắn, không tận dụng được lượng dưỡng khí ở trong máu đưa vào tế bào, cũng như không thải được thán khí ra khỏi cơ thể.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong giới sinh vật rằng “LOÀI SINH VẬT NÀO CÓ CHU KỲ HÔ HẤP DÀI, ĐỀU LÀ NHỮNG LOÀI CÓ ĐỜI SỐNG RẤT LÂU”. Chẳng hạn như con chó có trung bình mỗi ngày thở 50.400 lần, và nó có đời sống khoảng 12 năm. Con ngựa một ngày thở 29.000 lần, và có đời sống khoảng 25 năm. Con rùa một ngày thở 8.200 lần, và có đời sống trên một thế kỷ hoặc hơn nữa.
Trong tất cả các hoạt động nội tạng, chỉ có thở là vừa tự phát vừa có thể tùy ý. Động tác thở bụng được thực hiện chủ yếu bởi cơ hoành, một cơ chắn ngang giữa ngực và bụng. Mặt trên tiếp giáp tim và phổi,mặt dưới với gan và khoang bụng. Khi chúng ta hô hấ, cơ này cử động lên xuống, đồng thời dồn ép hoặc kéo dãn các cơ quan nội tạng
Theo cách thong thường,người ta thường hay thở cạn,nhanh và không có sử dụng cơ này. Chỉ có cách thở bụng mới tận dụng được nó,theo cách thở này khi ta hít vào thật chậm,sâu thì không khí đi vào phần dưới đáy phổi,cơ hoành đẩy xuống làm cho thận,gan,dạ dày bị ép liên tục. Khi thở ra nó lại co lên kéo giãn các tạng phủ. Như vậy toàn bộ các cơ quan nội tạng bên trong được mát xa liên tụcNói theo lời của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì sự “ hô hấp sâu sẽ tác động trên từng tế bào của cơ thể chứ không phải chỉ là ở hai lá phổi”. Phổi thự
1- Thở đều (Sama Vriti)
Mức độ: dễ
Phương pháp: HÍt vào 4 lần và thở ra 4 lần liên tiếp. Sự cân bằng luôn luôn tốt cho cơ thể và ngay cả việc hít thở cũng vậy. Những người tập yoga thường cuyên cũng có thể đếm tới 6 hoặc 8 lần trong một bài tập. Động tác này làm hệ thần kinh của chúng ta trở nên bình tĩnh và giảm thiểu stress.Thời gian: Mọi lúc, mọi nơi, tuy nhiên kỹ thuật này đặc biệt hiệu nghiệ nếu làm trước khi ngủ. NÓ giúp bạn tạm thư giản và quên đi những dòng suy nghĩ bộn bề âu lo.
2- Thở bằng bụng
Mức độ: dễ
Phương pháp: Giữ một tay trên ngực và tay còn lại trên bụng, hít sâu qua đường mũi. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hít đủ không khí để khiến cơ hoành căng ra (chứ không phải căng ngực). Nếu có thời gian hãy dành ra 10 phút mỗi ngày để thực hiện bài tập (6-10 lần thở sâu/1 phút), nhịp tim và áp lực máu sẽ giảm đáng kể.Thời gian: Trước kỳ thi hay bất kỳ một sự kiện căng thẳng nào đó.
3- Thay đổi lỗ mũi khi thở (Nadi Shodhana)
Mức độ: Trung bình
Phương pháp: Sử dụng bàn tay phải,ép ngón cái vào lỗ mũi phải và hít sâu vào qua lỗ mũi trái. Sau đó dung ngón đeo nhẫn ép vào lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải. Tiếp tục chuỗi động tác này theo trình tự để tìm được sự thăng bằng, bình tĩnh cũng như kết nối tốt hơn 2 bán cầu não .Thời gian: Bất cứ khi nào bạn cần tập trung năng lượng. Đừng thực hiện bài tập này trước khi đi ngủ vì nó cũng giống như tách cà phê , sẽ giúp bạn thông thoáng và tỉnh táo đầu óc.
4- Kapalabhati (hơi thở tỏa sáng não bộ)
Mức độ: Khó
Phương pháp: Hít một hơi chậm và dài sau đó thở ra thật nhanh và mạnh (Tất cả đều qua đường mũi). Làm như vậy 10 lầnThời gian: Khi vừa ngủ dậy hoặc lúc cần một khở đầu lạc quan. Phương pháp hít thở này sẽ giúp bạn làm nóng cơ thể, rũ bỏ phần năng lượng trì trệ và đánh thức não bộ. Nếu bài tập số 3 giống 1 tách cà phê thì Kapalabhati chính là espresso cho ngày mới tràn đầy năng lượng.
1- Thư giãn dần dần
Mức độ: dễ
Phương pháp: Nhắm mắt lại, tập trung vào việc căng và giãn các nhóm cơ trong khoảng 2-3 giây. Bắt đầu từ ngón chân, di chuyển lên đầu, gối, đùi, ngực tay, cổ và mắt – đừng quên thở chậm và sâu trong toàn bộ quá trình. Bạn cũng có thể hít vào bằng mũi, giữ hơi thở này 5 giây trong lúc đang căng cơ, sau đó thở ra bằng miệng.Thời gian: Tại bàn làm việc hoặc khi lái xe đường dài, phương pháp này sẽ loại bỏ căng thẳng và giúp bạn tiếp tục làm việc hiệu quả hơn trong một thời gian dài.
2- Vừa thở vừa tưởng tượng
Mức độ: Trung Bình
Phương pháp: Thở sâu và đều trong khi nghĩ đến những hình ảnh vui vẻ, tích cực ( có thể tưởng tượng bạn đang ở một nơi nào đó hạnh phúc).
Nhận xét
Đăng nhận xét